CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu mô hình trồng nấm trong nhà kính, nhà lưới cho năng suất cao

Tìm hiểu

Nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp rất nhiều các chất có lợi cho sức
khỏe. Trong những năm gần đây, nấm được trồng nhiều trong các nhà lưới, nhà kính
mang lại hiệu quả kinh tế cực kỳ cao. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cách trồng nấm
trong nhà kính nhà lưới để mọi người tham khảo nhé!
Mô hình nhà kính, nhà lưới trồng nấm nông nghiệp kỹ thuật cao giúp bạn kiểm
soát tối đa yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo sản lượng nấm tốt nhất có thể.

Nhà kính nông nghiệp trồng nấm yêu cầu đối với kỹ thuật cao để có thể đảm bảo
được các tiêu chuẩn khắt khe. Chính vì vậy nó mới có thể cung cấp được các sản
phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với mọi chủ đầu tư. Mô hình này xây dựng dựa trên
các tiêu chuẩn trồng nấm để xác định được cách thiết kế và thi công.
1. Sự cần thiết của nhà kính nhà lưới trồng nấm
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với giá trị xuất khẩu cao về nông sản, điều
này tạo ra một khối các phế phẩm tưởng chừng là nguyên liệu bỏ đi nhưng lại là đầu

vào vô cùng quý giá cho quá trình sản như: Nấm mèo, nấm linh chi, nấm bào ngư,
nấm rơm. Như ngày xưa, bã mía chỉ đề làm chất đốt nhưng với công nghệ hiện tại,
nguyên liệu này được so sánh mùn cưa cao su khi nó là nguyên liệu cho quá trình sản
xuất nấm.
Mô hình trồng nấm trong nhà đang ứng dụng rộng rãi. Muốn cho nấm phát triển tốt
thì việc xây dựng nhà lưới phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà kính. Nấm được
trồng trong nhà sẽ không lo về nấm bị hư hại bởi vác tác động bên ngoài như độ ẩm,
ánh sáng, không khí… Tất cả các thông số kỹ thuật đều được quản lý một cách chặt
chẽ. Nếu không tuân thủ các thông số trên thì cây nấm sẽ không mọc hoặc có thể dễ bị
mắc các bệnh. Điều này dẫn đến năng suất kém, hiệu quả kinh tế không cao. Chính do
vậy, khi lựa chọn trồng nấm rơm trong nhà lưới người trồng cần phải lưu ý các thông
số kỹ thuật và tuân thủ các quy trình một cách khoa học.
2. Tiêu chuẩn về nhà kính
Ánh sáng là yếu tố đầu tiên giúp cho sự phát triển của nấm. Ánh sáng phải được
chiếu sáng từ mọi phía, và có thể khuyến tán.
Có khả năng giữ ấm tốt, đặc biệt là tránh các tác động do gió gây ra ảnh hưởng đến
tơ nấm. Làm cho tơ nấm dễ bị dập, gãy vì tơ nấm rất yếu.
Nóc nhà bằng mái tôn phải được lắp thiết bị giải nhiệt, lỗ thông khí để giúp lưu
thông không khí. Đặc biệt phải lắp màng lưới xung quanh để che nấm và chắn côn
trùng giảm tác hại sâu bệnh. Màng lưới này có thể sử dụng lần sau được nên tiết kiệm
chi phí.
Phải lắp đặt hệ thống làm lạnh, máy sưởi, tưới phun sương, máy đo độ pH… để
điều khiển nhiệt độ, ẩm độ theo từng chủng loại nấm và từng giai đoạn sinh trưởng.
Lượng rơm phải nhất định được ủ và rải meo theo công nghệ compost. Đây là công
nghệ mang lại hiệu quả cực kỳ cao so với việc trồng nấm theo phương pháp truyền

thống. Có rất nhiều ưu điểm như không cần diện tích nhiều, tiết giảm được rơm ủ, chi
phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, đặc biệt hạn chế tối đa sâu rầu và dịch bệnh tấn
công.
3. Diện tích nhà trồng
Chiều ngang: 4m
Chiều dài: 12 -30m tùy theo diện tích nhà.
Chi phí: 20 -50 triệu đồng
Bố trí:
+ 3 dãy kệ cách đều nhau, có chiều dài tương ứng với chiều dài nhà trồng. Và phải
chừa lối đi để thuận tiện di chuyển.
+ Kệ có 5 tầng.
+ Mặt kệ rộng 5 tất. Mặt kệ được lót các vỉa lót chuyên dùng rất thoáng khí để nấm
có thể ra, kể cả phí trên lẫn bên dưới. Đây có thể xem là giải pháp giúp tăng năng suất
trong từng vụ trồng nấm.
+ Mái tôn được trang bị thiết bị giải nhiệt vào mùa nóng.
4. Các thông số kỹ thuật của nhà kính nhà lưới trồng nấm
Được cấu thành từ các thép hình, U, V phối hợp;
Cao độ tối đa: 4,5; 5,5; 6,5;
Cao độ tối thiểu 2,3;
Khoảng vượt: 6m; 8m; 9,6m.

5. Hệ thống – Thiết bị đi kèm trong nhà kính, nhà màng trồng nấm
Hệ thống quạt đối lưu, thông gió bên trong và ngoài.
Hệ thống lưới cắt nắng tự động
Hệ thống tưới phun sương hạt siêu mịn
Hệ thống đèn quang phổ (nếu cần)
Hệ thống điều khiển tự động
Hệ thống lọc nước, xử lý độ pH của nước và châm phân tự động
Hệ thống kiểm soát: độ ẩm, không khí, nhiệt độ,..
6. Trồng nấm trong nhà kính nhà lưới và các vấn đề khác
Quan tâm tới vị trí xung quanh, gần nguồn nước tốt;
Độ PH của nước cung cấp nhà kính nhà lưới trồng nấm phải được xử lí ổn định.
Giống meo rất quan trọng vì nếu được nhân qua nhiều thế hệ mà không làm lại
giống sẽ ảnh hưởng phát triển của nấm.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cho bà con có thêm kiến
thức để trồng nấm một cách hiệu quả!

CÁC TIN LIÊN QUAN