CHUYÊN MỤC

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cây Cà chua

Cà chua là giống cây dễ trồng và dễ chăm sóc, kỹ thuật trồng cây cà chua khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu bệnh thường xuất hiện trên cây cà chua để đảm bảo cây cà chua phát triển tốt và tạo ra năng suất cao. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trên cây Cà chua, cũng như các biện pháp phòng trừ kịp thời, mời bà con quan tâm theo dõi.

Cà chua bị dị dạng

Quả cà chua bị biến dạng khác thường là loại bệnh cơ bản thường gặp nhất trên cây Cà chua, khiến quả không đều, lồi lõm, kích thước quả nhỏ, xấu, ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất và chất lượng cà chua

Triệu chứng và nguyên nhân

Cây cà chua không cho ra quả đạt chất lượng, quả cà chua không đạt chuẩn mà bị dị dạng, nhăn nheo hoặc có tật. Nguyên nhân là do cây cà chua trong giai đoạn nở hoa và đơm trái tiếp xúc với nhiệt độ dưới 50°C. Độ ẩm và thời tiết mát mẻ sẽ cản trở sự thụ phấn, tình trạng này phổ biến nhiều ở các loại cà chua cỡ lớn.

Phòng trị bệnh

  • Trong thời điểm cây cà chua bắt đầu ra hoa và sai quả thì cần đảm bảo cho cây đủ ánh nắng và độ ấm trên 50°C.
  • Vun đất cho cây, tưới đủ nước nhưng không được để đất quá ẩm hay bị ngập úng.
  • Nên tỉa bỏ những quả không phát triển bình thường, dị hình, quả nhỏ không đạt yêu cầu.

Cà chua bị đốm và nám

Bệnh này gặp khá nhiều đối với Cà chua trồng trên diện tích lớn, bạn cần xử lý ngay khi phát hiện bệnh, tránh để lâu lây lan sang cây khác

Triệu chứng và nguyên nhân

  • Bệnh gây hại trên lá, thân và quả khiến cà chua bị nỗi những đốm đen, quả bị nám và bị nứt.
  • Lá và thân cây cà chua cũng xuất hiện những nốt đốm màu nâu đen, vàng gây ra tình trạng bị rụng lá, rụng hoa và quả nhỏ.
  • Bệnh này xuất hiện phổ biến khi trồng cà chua ở thời tiết ẩm, nhiệt độ dưới 30ºC. Bệnh này do Vi khuẩn Xanthomonas campestris tồn tại trong hạt giống hay trong đất gây ra.
Cà chua bị đốm nám

Cà chua bị đốm nám

Phòng trị bệnh

  • Lựa chọn hạt giống tốt có chất lượng.
  • Lựa chọn đất trồng nhiều dinh dưỡng, đất phải được canh tác kỹ lưỡng.
  • Cây trồng phải luôn ở trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ trên 50ºC. Khi phát hiện dấu hiện bệnh ở cây cà chua thì nên phun các loại thuốc CNX-CN, Zincopper 50WP, Canthomil 47WP hoặc Cansunin 2L để phòng và trị bệnh.

Cà chua bị úng và thối

Cà chua bị úng thối hay còn gọi là bệnh Sương mai cà chua trong khoa học, chủ yếu xuất hiện do thời tiết mưa ẩm nhiều dẫn tới tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc sinh sôi

Triệu chứng và nguyên nhân

Đây gọi là bệnh sương mai do nấm gây hại ở tất cả các bộ phận của cây gồm cả lá, hoa và quả, xuất hiện những chấm nhỏ có màu xanh tái, hình tròn hoặc bầu dục, sau lan rộng ra từ mép lá, thân cây hoặc trên bề mặt quả, vết bệnh chuyển màu nâu hoặc nâu sẫm. Quả cà chua ở phần cuống sẽ xuất hiện màu nâu hơi lõm xuống khiến cho quả bị úng thúi và rụng. Bệnh này xuất hiện phổ biến khi trồng cà chua ở thời tiết ẩm ướt, có mưa phùn, mưa sương, nhiệt độ thấp từ 18 – 21ºC.

Bệnh sương mai trên lá Cà chua

Bệnh sương mai trên lá Cà chua

Phòng trị bệnh

Đảm bảo điều kiện nhiệt độ cho cây luôn trên 50ºC, nếu trong điều kiện không có ánh nắng và độ ấm thì cần phải treo đèn huỳnh quanh hoặc đèn vàng để giữ ấm cho cây. Lên luống cao và thoát nước cho cây, tránh tình trạng đất quá ẩm gây thúi rễ. Khi trồng cần có khoảng cách thưa giữa các cây và làm giàn chống đỡ để tạo sự thoáng khí cho cây. Khi phát hiện bệnh có thể phun trị bệnh bằng các loại thuốc Ridomil 72 WP, Copper B 75 wp, Benlate 50 WP, Daconil 75 WP,  Zineb Bul 80WP, Champion 77WP.

Cây cà chua bị héo rũ

Triệu chứng và nguyên nhân

Đây là chứng bệnh mà cả thân cây và lá cây có hiện tượng bị héo rũ, héo vàng khiến cây dễ bị chết. Dấu hiệu bệnh ở phần ngọn cây bị héo rũ, phần thân cây xuất hiện dịch trắng đục, dần dần thối mềm, lá cây bị héo rũ và cụp xuống khiến toàn thân cây gãy gục. Bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 16 – 30°C, độ pH của đất thấp. Bệnh thường xuất hiện phổ biến trong các đợt trồng ở tháng 8 – 9 và vụ xuân hè tháng 3 – 4.

Cây Cà chua bị bệnh héo rũ

Cây Cà chua bị bệnh héo rũ

Phòng trị bệnh

  • Để tránh cây Cà chua bị héo rũ, bạn cần cân bằng chế độ tưới nước cho cây, tránh tưới quá nhiều làm bệnh phát triển mạnh.
  • Tưới vào gốc hoặc tưới rãnh để mực nước thấp 1/3 luống, tỉ lệ cây héo sẽ giảm đi nhiều.
  • Nhổ bỏ những cây bệnh dễ tránh tình trạng lây lan sang những cây khác.
  • Tránh bón phân đạm khi cây xuất hiện dấu hiệu bệnh héo rũ, tăng bón phân NPK sẽ tăng sức chống bệnh của cây với bệnh.
  • Khi phát hiện bệnh có thể phun trị bệnh bằng các loại thuốc Stifano 5.5SL, Elcarin 0.5SL, Sat 4SLZineb Bul 80WP, Ridomil Gold 68 WG, Daconil 75WP vào gốc cây.

Bệnh thối gốc và thối trái Cà chua

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh thối gốc và thối trái Cà chua thường xuất hiện ở gốc cây sát sát mặt đất xuất hiện lớp tơ trắng dày, phần vỏ cây xuất hiện màu và bị úng thối. Ở những cây đã ra quả thì vi khuẩn tấn công ở những quả từ sát mặt đất làm quả bị thối mềm. Bệnh này thường xuất hiện ở nhiệt độ 25 – 30°C và ẩm độ cao, hình thành nên loại nấm hại ở trong lòng đất gây bệnh cho rễ cây.

Bệnh thối gốc và thối trái Cà chua

Bệnh thối gốc và thối trái Cà chua

Phòng trị bệnh

  • Đảm báo độ ẩm của đất đủ khô thoáng, đủ độ ấm và ánh nắng cho cây.
  • Cắt tỉa lá cây ở phần gần gốc chây để thông thoáng, làm sạch cỏ và làm giàn đỡ quả để không tiếp xúc với mặt đất ẩm.
  • Tránh tưới nước vào buổi chiều.
  • Phun thuốc Anvil 5 SC, Validacin 3 L, Rovral 50 WP,  Calidan, Bavistin, Derosal, Bendazol, Daconil. Appencarb supper 50 FL, Benlate 50 WP, Copper B 75 WP, Bonanza 100 SL, … với nồng độ 0,2 – 0,5% khi thấy bệnh xuất hiện gây hại.

Bệnh xoăn lá trên Cà chua

Triệu chứng và nguyên nhân

Lá cây cà chua xuất hiện màu vàng nhạt, lá bị teo lại và xoăn cuộn, cây còi cọc không phát triển, ít ra hoa. Nguyên nhân gây bệnh do các loại bọ, côn trùng gây bệnh cho cây, tình trạng này phát sinh mạnh trong thời tiết ấm và nắng, ít mưa.

Bệnh xoăn lá trên Cà chua

Bệnh xoăn lá trên Cà chua

Phòng trị bệnh

  • Vệ sinh đất, cắt tỉa các lá phía gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ phấn và côn trùng.
  • Dùng giấy bạc treo trên ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, hoặc dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây.
  • Bón phân cân đối, hạn chế bón nhiều đạm và nên tăng cường bón phân hữu cơ để tăng khả năng chống chịu được bệnh.
  • Phun thuốc trừ bọ phấn với các loại thuốc Map Green 6AS, Vimatrine 0.6L,

Trên đây là 6 loại bệnh thường gặp trên cây Cà chua và cách phòng trừ mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ có ích trong quá trình phòng và chữa các loại bệnh trên cây cà chua của gia đình mình. Chúc bạn có một vụ mùa Cà chua bội thu.

CÁC TIN LIÊN QUAN